Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 13/12/2014 18:42 PM 
Thái Nguyên: Chương trình thuyết giảng ngày đầu tiên của khóa bồi dưỡng Hoằng Pháp (Phần II)
Chiều ngày 13 tháng 12 năm 2014, nhằm ngày 22 tháng 10 năm Giáp Ngọ, theo lịch phân công giảng dạy của Ban Hoằng Pháp TW, tại hai địa điểm Hội trường tầng 2 khách sạn Công Đoàn và Nhà 8 Mái trong khuôn viên khu du lịch Hồ Núi Cốc – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra buổi thuyết pháp của các vị giảng sư trong Ban Hoằng Pháp TW cho lớp bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng Pháp của chư Tăng Ni và tập huấn Hoằng pháp viên cho Phật tử.
Tại hội trường tầng 2 Khách sạn Công Đoàn, Hòa thượng Thích Minh Thiện - Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN đã có thời pháp thoại chia sẻ với lớp bồi dưỡng kinh nghiệm hoằng pháp của chư Tăng Ni với chủ đề “Hoằng pháp thời hiện đại”.
Ở mỗi thời đại, điều kiện, phương tiện và giải pháp Hoằng pháp có khác nhau để đạt 4 yếu tố quan trọng là “khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ”. Trong bài giảng, Hòa thượng đã nhấn mạnh tới 5 phạm trù Hoằng pháp cần lưu ý. Đó là:
-Tự thân Hoằng pháp
-Phương tiện Hoằng pháp 
-Đối tượng Hoằng pháp
-Môi trường Hoằng pháp hay xứ sở Hoằng pháp
-Kết quả Hoằng pháp
Với mỗi phạm trù, Hòa thượng đều giải thích cặn kẽ để chư tôn đức Tăng Ni có thể hiểu được những điều cần có ở một người làm công tác Hoằng Pháp. Qua đó, Hòa thượng đã nhấn mạnh tới những mô hình Hoằng pháp cần phát huy. Đó là Hoằng pháp liên kết các chuyên ngành Phật giáo, Hoằng pháp tự viện và vai trò Hoằng pháp của vị trụ trì, cư sĩ Phật tử và Hoằng pháp viên Phật giáo. Đặc biệt, Hòa thượng cũng nhấn mạnh vào những điều cần lưu ý trong Hoằng pháp thời hiện đại, nhằm mong chư tôn đức Tăng Ni sẽ ghi nhớ để làm hành trang trên con đường Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài.


 
 
 
 
 
 
 
 

Đúng 15h30’ là thời pháp thoại của Thượng tọa Thích Huệ Thông - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó văn phòng II TW GHPGVN, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TW với chủ đề “Kinh nghiệm Hoằng pháp”.
Trong bài giảng, Thượng tọa đã chia sẻ cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì Đạo Phật vẫn luôn tồn tại, và chân lý của Đạo Phật chính là chân lý bất di bất dịch. Và nhà Hoằng pháp muốn làm việc hoằng pháp độ sinh thì phải biết khế lý và khế cơ, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, có vậy mới thành tựu được mọi việc.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cũng trong buổi chiều này, tại khu vực nhà tám mái, hơn 5000 Phật tử các tỉnh thành đã nhất tâm thành kính lắng lòng nghe thời pháp thoại của Đại đức Thích Minh Thuận - Ủy viên Ban Hoằng Pháp TW, Phó trưởng ban thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ với chủ đề “Tứ nhiếp pháp”.
Đức Phật có vô lượng phương pháp cứu độ chúng sinh. Song muốn áp dụng phương pháp nào để đạt hiệu quả cụ thể phải tùy theo căn cơ hoài bão của chúng sinh mà chọn pháp môn tu hạnh lợi tha cho phù hợp. Và không có phương pháp nào có hiệu quả thiết thực, lợi ích cho người và làm cho người cảm phục sâu sắc bằng pháp môn Tứ nhiếp pháp. Tứ nhiếp pháp là phương pháp tu hành lợi tha, dùng bốn phương tiện thiện sảo để nhiếp phục, cảm hóa con người quay về với Phật pháp. Đó là Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
Với mỗi phương tiện, Đại đức đã giảng giải cho đại chúng hiểu rõ khái niệm của mỗi phương tiện. Đồng thời, Đại đức cũng đã giảng giải về lợi ích của Tứ nhiếp pháp đối với bản thân, gia đình và xã hội. 
Qua đó, Đại đức mong rằng là người đệ tử Phật, mỗi Phật tử hãy tu hành theo tinh thần Phật giáo, tinh tiến thực hành cho tốt Tứ nhiếp pháp để làm lợi lạc cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, đại chúng đã cung đón Đại đức Thích Trí Như - Ủy viên Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Hiệu Trưởng trưởng Trung cấp Phật học Hà Nội có thời pháp thoại chia sẻ với chủ đề “Bổn phận của người Phật tử tại gia”.
Trong bài giảng, Đại đức nhấn mạnh là người Phật tử tại gia phải biết giữ gìn Tam quy Ngũ giới, nương tựa vào ba ngôi báu Phật – Pháp – Tăng, lấy giáo lý của Đức Phật làm kim chỉ nam trong đời sống hiện tại, thọ trì những giới cơ bản của người Phật tử để cuộc sống luôn được bình an, hạnh phúc.

 
 
 
 
 
 
 
 

Bảo Trinh - Nguyễn Thành Trung
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC