Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 14/12/2014 21:19 PM 
Thái Nguyên: Chương trình thuyết giảng ngày thứ hai của khóa bồi dưỡng Hoằng Pháp
Sáng ngày 14 tháng 12 năm 2014, nhằm ngày 23 tháng 10 năm Giáp Ngọ, theo lịch phân công giảng dạy của Ban Hoằng Pháp TW, tại hai địa điểm Hội trường tầng 2 khách sạn Công Đoàn và Nhà 8 Mái trong khuôn viên khu du lịch Hồ Núi Cốc – huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra buổi thuyết pháp của các vị giảng sư trong Ban Hoằng Pháp TW cho lớp bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng Pháp của chư Tăng Ni và tập huấn Hoằng pháp viên cho Phật tử.

Tại hội trường tầng 2 khách sạn Công Đoàn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp TW, Trưởng ban tổ chức khóa bồi dưỡng đã có thời pháp thoại tới chư tôn đức Tăng Ni với chủ đề “kinh nghiệm Hoằng pháp”.

Trong bài giảng, Hòa thượng đã chia sẻ về Thân giáo, Khẩu giáo và Ý giáo của người tu sỹ Hoằng pháp trong thời đại hiện nay. Đồng thời, chia sẻ về những kinh nghiệm Hoằng pháp do chính bản thân Hòa thượng rút ra trong suốt những năm tháng làm trong ngành Hoằng pháp, với mong muốn chư tôn đức Tăng Ni sẽ có được những hành trang trên con đường Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài. 



Sau đó, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni trong khóa bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng pháp đã lắng nghe những lời chia sẻ của ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban tôn giáo chính phủ về chủ đề “Pháp luật với Hoằng pháp”. Ông chia sẻ Hoằng pháp hiện nay phải phù hợp với pháp luật đời sống xã hội. Người Hoằng pháp ngoài hoặc trên Pháp luật đều không được, Hoằng pháp chính là tuyên truyền làm theo giáo pháp của Đức Phật đến với quần chúng nên bất cứ quốc gia nào cũng có sự kiểm duyệt do đó Hoằng pháp phải gắng với pháp luật, hiện nay Hoằng pháp của Phật giáo được nhà nước ủng hộ bà con Phật tử hưởng ứng nhiều do vậy cần phải gắng với pháp luật của quốc gia. Ông nhấn mạnh người làm công tác Hoằng pháp không nên lạm dụng đến Phật giáo cũng như pháp luật, không nên lấy những việc đã rồi để ép chính quyền như: Lấn đất xây chùa xong chính quyền không dám đập phá, khó xử lý vì sợ nhân quả, sợ tội…Người làm Hoằng pháp không phải chỉ trong khuôn khổ pháp luật mà còn tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Cuối cùng, ông đã khẳng định thời buổi hiện nay đang nóng bỏng nhất là thông tin Truyền thông làm mất uy tín cho Phật giáo Việt Nam, làm ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước. Chư tăng ni mỗi người phải là một thành viên tốt không nên làm ảnh hưởng đến Phật giáo và người dân cũng như của Đảng và nhà nước. Ngành Hoằng pháp phải cố gắng chỉnh đốn trong hàng ngũ Tăng ni để cho hình ảnh đẹp của Tăng ni Phật giáo tồn tại vững bền trong lòng dân tộc.

Cũng trong buổi sáng này, trước giờ diễn ra lễ bế mạc khóa bồi dưỡng kinh nghiệm Hoằng pháp và tập huấn Hoằng pháp viên khu vực phía Bắc, tại nhà Tám Mái, Đại đức Thích Tâm Thuần - Ủy viên Ban Hoằng pháp TW GHPGVN đã có thời pháp thoại tới hơn 5000 Phật tử các Đạo tràng trên toàn miền Bắc với chủ đề “thiền giữa đời thường”. Trước khi chính thức chia sẻ trong buổi pháp thoại, ĐĐ. Thích Tâm Thuần đã cho các Phật tử thực hành ngồi thiền với thời gian 5 phút để tĩnh tâm và nghĩ nhớ đến tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân Tam bảo Sư trưởng, ân Quốc gia xã hội và ân chúng sinh vạn loài. Tiếp đó, Đại đức đã nói lên những điều mà các Phật tử cần phải thực hành khi mình đã chính thức là Phật tử, khi đã bước chân vào nhà Như Lai, ngồi tòa Như Lai, mặc áo Như Lai thì phải nói Pháp của Như Lai. Trong kinh Di Giáo đức Phật đã dạy, đã là người con Phật thì phải là những người có trí tuệ, người đã có trí tuệ rồi thì người đó sẽ không có chấp, không có khổ và được an lạc. Khi chúng ta tọa thiền chúng ta sẽ thấy cuộc sống được an lạc hơn. Khi các Phật tử ngồi nghe pháp thì cũng phải nghe bằng trí tuệ, nghe bằng chính sự tâm huyết của mình.


Bảo Trinh - Thành Trung

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC