Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 11/04/2015 17:32 PM 
Đại giới đàn Hà Nội: Ngày hành sám thứ ba
Tiếp tục chương trình của Đại giới đàn Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2015, nhằm ngày 22 tháng 02 năm Ất Mùi, toàn thể Giới tử đã vân tập về Giảng đường chùa Bằng (Linh Tiên tự) lắng nghe thời pháp thoại Giáo giới về “Xuất gia, thụ giới và trì giới” của Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban Pháp Chế TW GHPGVN, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội.
Trong bài giảng, Thượng tọa đã giải thích và phân tích về khái niệm xuất gia, thụ giới, học giới và trì giới.
I/ Xuất gia.
Xuất gia hay còn gọi là “từ thân cát ái” nghĩa là từ bỏ cuộc sống gia đình để sống đời phạm hạnh, không cha mẹ họ hàng thân thuộc, sống cuộc sống viễn ly không tài sản, “ái sở thân” chuyển thành tâm từ bi.
Cuộc sống của người xuất gia là cuộc sống chính mạng, chân chính, không chất chứa tài sản, không nuôi thân bằng các nghề nghiệp theo thế gian như xem bói, chăn nuôi.v..v…. Người xuất gia sẽ không kết thân với quan chức, quyền thế “người xuất gia đoạn trừ ái dục, từ bỏ mưu sinh, không kết bái thân với người thế tục”.
Người xuất gia có 4 hạng người, đó là: Thân xuất gia tâm không xuất gia, thân không xuất gia tâm xuất gia, thân tâm đều xuất gia, thân tâm đều không xuất gia. 
Mục đích chính của người xuất gia đó chính là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”.
II/ Thụ giới.
Thụ giới là tiếp nhận giới pháp của Phật, giới có 4 khoa:
-Giới pháp: Toàn bộ các thiện pháp giới trong Tam Thiên.
-Giới thể: vô tác như Bồ Đề tâm “Phòng phi chỉ ác”.
-Giới tướng: do hành giả trì giới mà biểu hiện tướng ra ngoài qua tứ uy nghi đi, đứng, nằm, ngồi
-Giới hạnh: những hành vi cử chỉ nhỏ nhặt của người tu sĩ, tóm lại là “3000 uy nghi tám muôn tế hạnh
Điều kiện để Giới tử đắc pháp là đàn tràng phải trang nghiêm, Giới sư thanh tịnh, Giới tử chí thành.
Thụ giới chính là truyền đăng tục diệm (truyền trì mạng mạch của Phật pháp qua các thế hệ tu sĩ).
III/ Học giới.
Người tu sĩ phải học giới từ khi bắt đầu xuất gia để giữ gìn phẩm hạnh. Trong 12 năm đầu khi Đức Thế Tôn mới thành Đạo, Ngài đã chỉ dạy học giới, giữ giới theo bài kệ:
Không làm các điều ác
Hãy làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời chư Phật dạy
Đến năm thứ 13 trở đi, Đức Phật chế Giới luật gồm có các thứ bậc Giới phẩm: 5 giới, 8 giới, 10 giới, Tỳ Khiêu 250 giới, Tỳ Khiêu Ni 348 giới. Và Kinh Phạm Võng cũng đề cập tới 10 giới trọng 48 giới khinh cho những người phát tâm thụ Bồ Tát Giới.
Giới là thanh lương giúp con người giải thoát qua bể khổ, Giới như mảnh đất phì nhiêu cây cối xinh tươi phát triển. Giới như của báu giúp cho người nghèo. Giới như ngọn đèn sáng soi cho con người đi trong đêm tối.
IV/ Trì giới.
Trì giới có công năng giải thoát. Ai trì giới nào sẽ được giải thoát giới đó. 
Người trì giới sẽ được Nhân Thiên cung kính cúng dàng, xứng đáng là bậc Thầy của Nhân Thiên. Người xuất gia phải lấy giới đức làm trang nghiêm pháp thân của mình.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC