Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 14/04/2015 21:33 PM 
Đại giới đàn Hà Nội: Ngày hành sám thứ 6 và thứ 7
Tiếp tục chương trình của Đại giới đàn Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015, nhằm ngày 25 tháng 02 năm Ất Mùi, 252 vị Giới tử đã vân tập về Giảng đường chùa Bằng (Linh Tiên tự) lắng nghe thời pháp thoại Giáo giới về “Kệ Giới Kinh của bảy Đức Phật” của Đại đức Thích Tiến Thông – Ủy viên thường trực BTS kiêm Trưởng Ban hướng dẫn Phật tử GHPGVN Thành phố Hà Nội.
Nhẫn nhục đạo thứ nhất,
Phật nói vô vi hơn.
Xuất gia quấy rối người,
Chẳng gọi là Sa môn.
* Đây là lời đức Tỳ Bà Thi Như Lai vô sở trước đẳng chính giác nói trong giới kinh.
Đức Phật này trong 91 Hiền kiếp về trước xuất hiện ra đời, trong 100 năm thường thuyết bài kệ này, sau mới rộng nói.
Ví như người mắt sáng,
Hay tránh đường hiểm ác.
Đời có người thông minh,
Xa lìa các điều ác.
* Đây là lời của đức Thi Khí Như Lai vô sở trước đẳng chính giác nói trong giới kinh.
Đức Phật này trong 34 Hiền kiếp về trước đã xuất hiện ra đời, trong 80 năm thường thuyết kệ này, sau mới rộng nói.
Không chê cũng không ghét
Nên vâng giữ giới luật
Ăn uống vừa biết đủ
Thường ưa chỗ yên tịnh
Tâm định ưa tinh tấn
Đó là chư Phật dạy.
* Đây là lời của đức Tỳ Diệp La Như Lai vô sở trước đẳng giác nói trong giới kinh.
Đức Phật này hiện ra nơi đời cùng kiếp với đức Phật trước (Thi Khí), khi người sống bảy vạn tuổi, 70 năm đầu Phật thuyết lược bài kệ này, sau mới rộng nói.
Như ong lấy mật hoa
Không hoại sắc và hương
Chỉ lấy mật rồi đi
Tỳ khiêu vào làng (cũng) vậy.
Không chống trái việc người.
Không xem làm hay không!
Chỉ xem việc mình làm.
Hoặc đúng hoặc chẳng đúng.
* Đây là lời của đức Câu Lưu Tôn Như Lai vô sở trước đẳng chính giác nói trong giới kinh.
Đây là vị Phật đầu tiên trong Hiền kiếp lúc người thọ 6 vạn tuổi, trong 60 năm Ngài luôn nói bài kệ này, sau mới rộng nói.
Tâm chớ nên buông lung
Pháp Phật phải siêng học
Như thế không lo buồn
Tâm định nhập Niết Bàn.
* Đây là lời đức Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai vô sở trước đẳng chính giác nói trong giới kinh.
Đây là vị Phật thứ hai trong Hiền kiếp, lúc người thọ 4 vạn tuổi, trong 20 năm đầu Ngài thường nói bài kệ bày, sau mới nói rộng ra.
Các điều ác chớ làm
Nên vâng làm việc lành
Tự sạch ý chí mình
Ấy là lời Phật dạy.
Đây là lời đức Ca Diếp Như Lai vô sở trước đẳng chính giác nói trong giới kinh.
Đây là vị Phật thứ ba trong Hiền kiếp, lúc người thọ hai vạn tuổi, trong 20 năm đầu Ngài thuyết bài kệ này, sau mới nói rộng ra.
Lời nói khéo giữ gìn
Tự sạch ý chí mình
Ba nghiệp này thanh tịnh
Hay làm được như vậy
Là đạo của Thế Tôn.
* Đây là lời Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai vô sở trước đẳng chính giác ở trong 12 năm đầu vì thanh tịnh Tăng mà nói ra giới kinh này. Từ đây về sau phân biệt nói rộng ra.


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ngày 14 tháng 04 năm 2015, nhằm ngày 26 tháng 02 năm Ất Mùi, toàn thể Giới tử tiếp tục được lắng nghe thời pháp thoại Giáo giới của Đại đức Thích Đức Thường - Ủy viên thường trực BTS kiêm Trưởng Ban pháp chế GHPGVN Thành phố Hà Nội với bài giảng “Nội dung Giáo giới tổng quát”.
Trong bài giảng, Đại đức nhấn mạnh Giới luật là xương sống, là cốt tủy của Đạo Phật. Giới bao gồm: giới phẩm, giới đức, giới hạnh, giới luật.
1.Giới luật:
Giới: Phòng phi chỉ ác hay là điều răn do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chế ra, từ Ngài Văn Thù trở  xuống không ai được thêm vào.
Giới còn có nghĩa là biệt giải thoát. Muốn giải thoát nương vào giới phẩm. Muốn châm dứt sự hữu lậu đến sự giải thoát phải nghiêm trì giới luật.
Giới còn gọi là bảo giải thoát, là một lớp bảo vệ các tội lỗi không được phát sinh ra. Đảm bảo chắc chắn giải thoát trì giới đến đâu giải thoát đến đó. Người trì giới thanh tịnh mới có phong cách của người xuất gia.
Giới còn gọi là xứ xứ giải thoát. Nơi nào trì giới luật thì đều được giải thoát, Phật pháp hưng thịnh.
Giới còn gọi là tùy thuận giải thoát, tùy thuộc vào lý tưởng mục tiêu của người trì giới.
Giới còn gọi là thanh lương: sự an lạc mát mẻ, giải thoát.
Giới còn gọi là chế ngự có năng lực kiềm chế tội ác phát khởi. Người xuất gia phải học hành tứ vô lượng tâm.
Giới có 3 nghĩa đó là: 
-Tính giới: bản tính của nhiều đời ta huân tập.
-Giá giới: bản chất ngăn ngừa sự cơ hiềm của thế gian.
-Khai giới: là những giới điều mà Đức Phật khai cho các vị mắc bệnh duyên nên khai ra được phép dùng.
2.Luật: phiên âm Tỳ Nại Da, nghĩa là điều do Đức Phật chế ra cho chúng đệ tử hành trì nghiêm luật trong tu hành nhằm loại bỏ những yếu tố không lành mạnh ra khỏi đệ tử của Phật.
Giới luật chính là nền tảng của Phật pháp. Giới luật còn là chiếc bè giúp cho con người sang bờ giác ngộ giải thoát, làm thanh tịnh cá nhân chúng ta và toàn thể tăng đoàn được thanh tịnh trang nghiêm.
Ngoài ra, Đại đức cũng đã nhấn mạnh tới 5 yếu tố quan trọng của người xuất gia. Đó là:
-Phát tâm xuất gia do lòng cảm mến đạo giải thoát.
-Hủy bỏ hình hài sắc đẹp, xa lìa sự ham muốn của thế tục, lìa ác pháp, nuôi dưỡng lòng từ bi, tâm trí giải thoát.
-Xa lìa ân ái từ giã lục thân quyến thuộc, cầu sự giải thoát. Có lòng thương bình đẳng với muôn loài.
-Xả bỏ thân mạng cần cầu Phật pháp, xả phú cầu bần.
-Chí cầu Đạo thừa cứu độ chúng sinh, thực hiện tâm đại từ đại bi, đại hỷ, đại xả, tiến đến sự an tịnh giải thoát Niết bàn.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trải qua 7 ngày miên mật hành trì lễ sám, các Giới tử đã hoàn thành chương trình lễ sám với thời khóa lễ Tịnh độ lúc 19h30 tối nay ngày 14 tháng 04 năm 2015, kết thúc viên mãn 7 ngày hành trì sám hối học Giới luật, uy nghi phép tắc lên đàn thụ Giới.
Chư tôn đức hai hội đồng Giới sư ngày mai chính thức đăng đàn truyền Giới Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Khiêu, Tỳ Khiêu Ni.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC