Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 24/04/2015 01:48 AM 
Chùa Tây Phương đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt
Sáng nay ngày 05/03/Ất Mùi (23/04/2015), Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, quyết định công nhận bảo vật quốc gia tượng Phật Chùa Tây Phương và khai hội truyền thống năm 2015.

Tham dự buổi lễ về phía GHPGVN có HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban Hoằng pháp T.Ư – Trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN Tp Hà Nội , BTS GHPGVN huyện Thạch Thất, trụ trì các tổ đình tự viện trong toàn huyện.

Về phía chính quyền có bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ văn hóa TT-DL; ông Nguyễn Thế Hùng – Cục trưởng cục di sản Bộ văn hóa TT&DL; ông Lê Hồng Sơn - Ủy viên Thường vụ Thành ủy – Phó chủ tịch UBND Tp Hà Nội, cùng  đại diện lãnh đạo UBND, MTTQ các Bộ ngành T.Ư. các sở ban ngành Tp Hà Nội và hàng nghìn nhân dân phật tử xa gần cùng về tham dự

Buổi lễ đã được đón nhận lẵng hoa của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gửi tặng và nhiều lẵng hoa của các cơ quan ban ngành T.Ư và địa phương chúc mừng.


Tại buổi lễ Ông Trần Đức Nguyên- Phó bí thư huyện ủy – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã báo cáo giá trị của di tích Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được xây dựng từ thời Đường , đã được trùng tu nhiều lần đến thời nhà Tây Sơn 1788-1802, chùa được dựng lại và giữ nguyên hình dáng kiến trúc như ngày nay. Chùa được đặt trên đỉnh núi cao hơn 100m, kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm ba ngôi chùa song song với nhau dọc theo sườn núi. Không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, chùa Tây Phương còn là nơi tập trung những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng.

Điểm nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là các bộ tượng, với hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Lịch sử kiến trúc nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng chùa Tây Phương gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam đây là công trình tiêu biểu về kiến trúc Phật giáo và đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc tạc tượng.


Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất đồng thời  cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm cao của toàn huyện, vì vậy việc quản lý bảo tồn phát huy giá trị di tích một cách có hiệu quả đòi hỏi các cấp các ngành và nhân dân trong Huyện cần làm tốt các nhiệm vụ quan trọng như nâng cao nhận thức  luật si sản văn hóa, thực hiện nét sống văn minh trong sinh hoạt tín ngưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt. Quan tâm huy động mọi nguồn lực để triển khai dự án quy hoạch mở  rộng khuôn viên chùa Tây Phương từng bước đầu tư di tích xứng tầm với di tích quốc gia đặc biệt. Cần chú  trọng khai thác và đẩy mạnh các làng nghề truyền thống. Tiếp tục bảo tồn và phát huy tốt giá trị của di tích, tăng cường quảng bá khai thác hết tiềm năng du lịch chùa Tây Phương gắn với du lịch các làng nghề truyền thống trên địa bàn nhằm phát huy giá trị di tích nhằm phục vụ khách thập phương xa gần đến tham quan và thắng cảnh.


Bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ văn hóa TT-DLy phát biểu tại buổi lễ đã nhấn mạnh: Để phát huy những giá trị của di tích chùa Tây Phương một cách có hiệu quả mong muốn Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất cần làm tốt  các nhiệm vụ trọng tâm như triển khai lập quy hoạch tổng thể bảo tồn làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát huy di tích lâu dài, kiện toàn ban quản lý di tích Chùa Tây Phương, bảo vệ kiến trúc các hiện vật của Chùa tuyệt đối an toàn, Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đến đông đảo bà con nhân dân trong và ngoài nước đặc biệt là lớp trẻ, tiếp tục xây dựng kế hoạch để hằng năm tu bổ tôn tạo các hạng mục di tích đang xuống cấp. Đồng thời mong muốn nhân dân Tp Hà Nội tiếp tục chung vay góp sức bảo vệ khai thác và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn Tp Hà Nội nói chung và di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương nói riêng.

Xây dựng những giá trị di tích lịch này trở thành những địa chỉ giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam và là niềm vinh dự tự hào và trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Đây chính là những giá trị di sản văn hóa truyền thống là điểm tựa động lực xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp và văn minh.


Sau Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, quyết định công nhận Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn là Bảo vật Quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và Ban Trụ trì Chùa Tây Phương đã đánh trống khai hội Chùa Tây Phương được diễn ra từ ngày diễn ra đến gày 28/4 tức 10/3 âm lịch.

 


Đánh trống khai hội Chùa Tây Phương

 


Cuối buổi lễ chư tôn đức cùng toàn thể các quý vị đại biểu rước bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt lên chùa và làm lễ niêm hương bạch Phật trong không khí trang nghiêm trọng thể.

Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi lễ:



Lễ múa Rồng rước Kiệu chào đón sự kiện Chùa Tây Phương đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt



















Cung đón chư Tôn đức và quý vị đại biểu tham dự chương trình












Văn nghệ chào mừng






Chư tôn đức và đại biểu tham dự chương trình


























 










Nghi thức chào cờ








Lễ đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương













Lễ rước Bằng di tích Quốc gia Đặc biệt lên chùa Tây Phương











Chư tôn đức cùng quý vị đại biểu làm lễ niêm hương























Cẩm Vân

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC