Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 22/03/2016 13:57 PM 
Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng hai năm Bính Thân
Ngày 19 tháng 03 năm 2016, nhằm ngày 11 tháng 02 năm Bính Thân, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đã vân tập về chùa Bằng (Linh Tiên tự) để tham dự ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng.
Tháng này có 3 ngày kỷ niệm lớn đối với mỗi người con Phật, đó là: ngày 8 tháng 2 kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung, từ thân cát ái xuất gia học đạo; ngày 15 tháng 2 kỷ niệm ngày Đức Thế Tôn nhập đại bát Niết bàn tại Thành Câu Thi Na dưới rừng Xa La và ngày 19 tháng 2 kỷ niệm ngày Bồ Tát Quán Thế Âm khánh đản.
Ngày hôm nay tu tập, đại chúng nhất tâm hướng về thành Câu Thi Na – rừng Xa La, nơi Đức Thế Tôn đã thành đại nguyện sau 49 năm thuyết pháp, 80 năm trụ thế. Ngài đã để lại cho chúng ta kho tàng chính pháp, Tam tạng Thánh giáo Kinh – Luật – Luận. Đặc biệt ngày hôm nay, chúng ta nghe lời dạy cuối cùng của Đức Phật gọi là Kinh Di Giáo hay còn gọi là những lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn.
Đúng 8h00, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã làm lễ niêm hương bạch Phật, đăng đàn truyền giới Bát Quan Trai cho hàng Phật tử.


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, nhân hướng đến kỷ niệm ngày Đức Thế tôn thị hiện Niết Bàn 15/2, Đại đức giảng sư Thích Thanh Tâm đã đọc cho đại chúng nghe về bản Kinh di giáo - một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những gì tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của giáo pháp – và lượt giải những điều phù hợp với nếp sống tu tập của người tại gia phát tâm tu bát quan trai.
Nội dung kinh Di Giáo được xây dựng trình tự Giới, Ðịnh, Tuệ. Sự quan trọng của giới được xác định ngay từ đầu kinh rằng: "Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy, nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy". 
Cho nên, giới là nền tảng, nên không có giơí hạnh thì hành vi bất thiện, tâm lý bất an, tâm không sẵn sàng để thực hành thiền định. Tâm lý chúng ta luôn luôn bị tác động bởi các đối tượng giác quan và đối tượng tâm ý. Những tham lam, sân hận, si mê, sợ hãi, phiền muộn ... làm tâm ta náo động, bất an. Ðịnh là làm cho tâm không bị náo động, tán loạn. Tâm bình lặng thì mới sáng suốt, do vậy thấy rõ hơn về bản chất của đời sống, như mặt nước có lặng mới phản chiếu sự vật.
Và Trí tuệ cũng là chánh kiến, chánh tư duy, vừa là nhân vừa là quả của giới hạnh và thiền định. Khi tâm định mọi cấu uế của tâm đều lắng dịu, tâm trở nên thuần nhất, nhu nhuyến dễ sử dụng, do đó tâm hướng về bất cứ đối tượng nào đều trực nhận bản chất của đối tượng đó. Cuối cùng là những lời Đức Thế tôn khích lệ tinh thần tu tập của đại chúng. Con đường chân lý đã có, bậc đạo sư hướng dẫn cũng đã có, còn lại là phần thực hành của người đệ tử có nỗ lực tu tập hay không mà thôi.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Đại đức Thích Thanh Tâm, đại chúng cùng tụng thời kinh Phổ Môn cầu nguyện quốc thái dân an.

 
 
 
 

Buổi trưa, đại chúng cùng thực hành nghi thức Cúng Quá Đường, dùng bữa trong chính niệm tỉnh thức. 

 
 
 
 
 
 

Đầu giờ chiều, dưới sự chủ lễ của chư tôn đức Tăng bản tự, toàn thể Phật tử tham dự ngày tu cùng chí thành chí kính trì tụng Kinh Dược Sư.

 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC