Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Hoạt động Phật sự
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 10/04/2017 17:39 PM 
Chùa Bằng: Ngày tu an lạc tháng ba năm Đinh Dậu
Ngày 09 tháng 04 năm 2017, nhằm ngày 13 tháng 03 năm Đinh Dậu, đông đảo Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa đã vân tập về chùa Bằng (Linh Tiên tự) để tham dự ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng.
Đúng 7h30, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã làm lễ niêm hương bạch Phật, đăng đàn truyền giới Bát Quan Trai cho hàng Phật tử. 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau đó, đại chúng đã trang nghiêm thanh tịnh lắng nghe Thượng tọa Thích Giác Hiệp - Ủy viên HĐTS, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và TP,HCM, chia sẻ pháp thoại với chủ đề: “Chế ngự tâm tham”. 
Giáo lý Phật giáo đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau, như: triết học, đạo đức, tâm lý. Về lĩnh vực tâm lý, giáo lý phân tích chi tiết các trạng thái tâm lý, bất thiện hoặc thiện, nhằm đưa ra phương pháp tu tập đoạn trừ hoặc phát triển. Trạng thái tâm bất thiện, phiền não được chia ra làm 2, tùy theo ảnh hưởng của chúng, chính và phụ. Từ loại phiền não chính (căn bản) phát sinh các phiền não phụ (tùy). Tham, sân, si là những loại phiền não căn bản, khi chúng khởi, chúng sinh tạo nghiệp để rồi nhận lấy những quả khổ đau trong hiện tại và những kiếp vị lai. Tham, sân, si còn gọi là tam độc, tam bệnh, tam hỏa.
Tham là một trong 3 loại phiền não chính. Tham không ngoài ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy hay sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tham bắt nguồn từ vọng tưởng phân biệt khi các căn tiếp xúc với các trần, khởi tâm ưa thích, tìm cầu. Tham tức ưa thích, ham mê, đắm say, cố giữ, keo kiết, muốn được thỏa mãn, mong được khoái lạc, danh vọng...
Tu tập là để đạt được sự tự tại, giải thoát, thoát khỏi những ràng buộc, trói buộc. Chính tham trói buộc. Chính tham làm cho con người không được giải thoát. Tham là một sự trói buộc khiến cho chúng ta không được tự do tự tại.
Tham phát khởi: tham khởi do:
1)   Không giữ gìn kiểm soát/phòng hộ khi các căn tiếp xúc với các trần
2)   Không tiết độ trong ăn uống
3)   Chạy theo các thú vui
4)   Không thấu hiểu được bản chất thật sự của vấn đề
5)   Ác tri kiến
6)   Gần với người đa dục
7)   Không siêng tu tập
8)   Đến những nơi không nên đến (phi hành xứ)
2. Tác hại của tham:
Kinh Khổ Uẩn, Kinh Trung Bộ:
Do tham dục làm nhân duyên con người gây ra các ác hạnh, những ác hạnh thuộc về thân, lời nói, ý nên khi thân hoại mạng chung họ sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Các dục rất nguy hiểm, đưa chúng sanh đến đau khổ trong tương lai.
Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, điều giác ngộ thứ 7 nói rằng năm món dục là lỗi lầm là tai họa.  
Điều giác ngộ thứ hai: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục ra; nếu thiểu dục vô vi, thân tâm được tự tại.
Cho nên tham dục có nhiều tội lỗi. Phật nói tham có 5 điều tội lỗi lớn:
1) Ý nghĩa ít, tội lỗi nhiều
2) Tăng thêm sự ràng buộc
3) Đến chết không chán
4) Thánh quở trách
5) Không ác nào mà không làm
Tham được gọi là:
1)   Tội pháp: Pháp khiến con người gây ra tội lỗi, tội ác.
2)   Thoái pháp: Pháp làm cho con người thoái tâm trong tu tập, trong việc làm thiện.
3)   Ẩn một pháp: Pháp che ngăn thiện tính của chúng ta, không cho tâm thiện phát triển.
4)   Nhiệt pháp: Pháp thiêu đốt tâm tư hữu tình.
5)   Hối pháp: Pháp làm chính nhân hay trợ duyên khiến cho con người tạo tội phải sinh tâm hối hận.
3. Đoạn trừ tham: tham có thô và vi tế
-      Hành giả sử dụng pháp quán bất tịnh để chế ngự, đoạn trừ tham thô
-      Sử dụng quán vô thường để chế ngự, đoạn trừ tham vi tế
-      Phòng hộ khi các căn tiếp xúc các với trần
-      Phòng hộ 3 nghiệp: thân, khẩu, ý
Cuối thời pháp Thượng tọa có dành thời gian 30 trả lời, giải thích những thắc mắc từ thích chúng.  

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Thượng tọa Thích Giác Hiệp, các hành giả tu tập bát quan trai đã cùng nhất tâm thành kính tụng thời kinh Bổn Môn cầu nguyện quốc thái dân an.

 
 
 

Buổi trưa, đại chúng cùng thực hành nghi thức Cúng Quá Đường, dùng bữa trong chính niệm tỉnh thức. 

 
 
 

Đầu giờ chiều, dưới sự chủ lễ của Đại đức Thích Quảng Tín, toàn thể đại chúng cùng tụng thời kinh Dược Sư cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân an lạc.

 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC