Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 15/08/2018 15:01 PM 
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm nói về nguồn gốc chính xác của lễ Vu Lan
Tháng 7 là tháng mãn hạ 3 tháng an cư của tất cả các vị tăng ni. Ba tháng an cư này các tăng ni phải ở yên một chỗ, không di chuyển, họ tìm những chỗ thuận lợi để lễ bái, học tập kinh điển, nên sau 3 tháng mãn hạ, mùa an cư kết thúc các tăng ni có nguồn năng lượng rất lớn.

Khi tôn giả Mục Kiền Liên tới bạch Phật vì sao đã tu thành chánh quả rồi mà linh hồn của mẹ mình vẫn bị đoạ trong chốn khổ đau, giờ có cách nào cho linh hồn mẹ được siêu thoát hay không?

Đức Phật mới nói với tôn giả Mục Kiền Liên rằng mẹ ngài - bà Thanh Đề khi còn sống đã mắc tội keo kiệt, bủn xỉn.

Theo di chúc của ông Phó tướng Trưởng giả - cha của tôn giả Mục Kiền Liên, khi ông mất gia sản chia làm 3 phần, 1 phần cho bà Thanh Đề dưỡng lão, 1 phần lên cúng các chư tăng, 1 phần cho La Bốc (tên tục của tôn giả Mục Kiền Liên) ăn học.

Cha mất, La Bốc lấy 1 phần tài sản ăn học, khi trở về bà Thanh Đề nói dối với La Bốc rằng đã mời các chư tăng tới nhà cúng dàng cho cha ông và bố thí cho người nghèo.

Thế nhưng, thực tế các tăng ni tới đều bị bà Thanh Đề đuổi đi, người nghèo khổ, đói rách tới xin bà cũng đuổi đi, nên khi chết đi vong hồn bà bị đoạ vào chốn khổ đau.

 
Cầu nguyện trong lễ Vu Lan tại chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Biết mẹ đã nói dối mình, nhưng vì thương mẹ, tôn giả Mục Kiền Liên xin đức Phật chỉ lối cho cách để vong hồn mẹ được siêu thoát.

Đức Phật nói, tháng 7 là ngày mãn hạ 3 tháng an cư, các chư tăng, ni có rất nhiều năng lượng, hãy tới nhờ họ chú nguyện cho vong hồn mẹ thì sẽ được siêu thoát.

Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời đức Phật và vong hồn mẹ ông cũng được giải thoát khỏi chốn khổ đau.

 
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm

Theo hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, trong Phật giáo có 4 ơn lớn gồm: Ơn Tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành, thầy cô dạy bảo và ơn tất cả mọi loại chúng sinh. Nhưng riêng trong tháng 7 âm lịch thì nặng về báo ơn cha mẹ. Từ đó hình thành nên mùa tri ơn và báo ơn hay còn gọi là mùa Vu Lan.

“Trước kia lễ Vu Lan chỉ chính trong 2 ngày 14-15 tháng 7 Âm lịch, nhưng theo thời gian lễ này đã trở thành một lễ lớn. Nhiều nơi tổ chức thành mùa Vu Lan kéo dài cả tháng”, hoà thượng Thích Bảo Nghiêm lý giải.

Thành Trung 

Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/hoa-thuong-thich-bao-nghiem-noi-ve-nguon-goc-chinh-xac-cua-le-vu-lan-624909.ldo

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC