Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 18/03/2019 13:24 PM 
HT Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Cát Linh – HN
Tối ngày 17 tháng 03 năm 2019, nhằm ngày 12 tháng 2 năm Kỷ Hợi, nhận lời thỉnh mời của Ni sư trụ trì Thích Diệu Tâm, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội đã quang lâm về chùa Cát Linh – phường Cát Linh – quận Đống Đa – HN và có thời pháp thoại cho Đạo tràng Phật tử đang tu học tại đây.
Bởi chỉ còn 2 tháng nữa là tới mùa Phật đản PL2563, nên trong thời pháp thoại này, Hòa thượng đã giảng giải cho hàng Phật tử hiểu rõ hơn về tinh thần ý nghĩa Phật đản PL2563 – DL2019. Theo Hòa thượng: “chúng ta là đệ tử của Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài là một người bình thường như bao con người khác, nhưng con người đó trở thành con người vĩ đại, chúng sinh đó trở thành chúng sinh phi thường. Từ năm 1999 trở về đây, Liên Hiệp Quốc năm nào cũng tổ chức ngày khánh đản của Đức Phật với tinh thần của 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật, được gọi là Đại lễ Vesak. Vậy là người con Phật, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu xem tại sao lại có Đại lễ Vesak kỉ niệm 3 sự kiện trong cuộc đời Đức Phật như vậy”.
Mỗi một năm, đại lễ Vesak được tổ chức đều đưa ra một chủ đề dựa trên tinh thần tam tạng thánh giáo của Đức Phật, để hướng những người đệ tử Phật thực hiện trong năm đó. Đối với Phật giáo Việt Nam, đây là lần thứ 3 đăng cai tổ chức đại lễ Vesak. Năm nay, Phật giáo Việt Nam chính thức lần thứ 3 được đăng cai tổ chức lễ trọng đại này tại chùa Tam Chúc – tỉnh Hà Nam. Chủ đề chính của lễ vesak năm nay là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Từ chủ đề chính này, các nhà lãnh đạo đã chia ra các nhóm chủ đề khác nhau:
1. Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững;
2. Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững;
3. Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu;
4. Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
5. Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững
Qua đây, Hòa thượng đã giải thích cho đại chúng hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ đề Đại lễ Vesak năm nay tại Việt Nam. Phật giáo trong thời đại nào, ở quốc gia nào cũng phải lấy mục đích phục vụ nhân sinh, mang lại niềm an lạc cho con người ngay hiện tại và cho cả mai sau. 
Cuối thời pháp thoại, Hòa thượng mong các Phật tử hãy hướng lòng thành kính về ngày kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, đồng thời phát nguyện "Ngài là cha, chúng con là con của Ngài, sẽ nguyện đi theo bước chân của Ngài để sống cuộc đời tỉnh thức, mang lại lợi lạc cho cộng đồng". Hòa thượng sách tấn các Phật tử phải tinh tiến tu tập, chuyên tâm trau dồi giáo lý Phật đà hơn nữa, để tiếp nhận được ánh sáng từ bi trí tuệ của Đức Phật soi rọi vào nhân gian, mang lại một thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BBT website
Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC