Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Hoạt động Phật sự
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 22/04/2021 00:06 AM 
Ngày tu an lạc tháng ba năm Tân Sửu tại chùa Bằng
Với tinh thần “Tri ân và báo ân” của người con Phật, ngày 21 tháng 04 năm 2021, nhằm ngày 10 tháng 03 năm Tân Sửu, chùa Bằng - Linh Tiên Tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã trang nghiêm tổ chức lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và tổ chức ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa.

Từ lâu, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng của giá trị văn hóa, tinh thần vô cùng sâu sắc và độc đáo của dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào, sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân và truyền thống uống nước nhớ nguồn, góp phần làm nên sức mạnh dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. 

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân – con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ – con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp. Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau. Từ đó, ngày giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc. 

Với tinh thần “Tri ân và báo ân” của người con Phật, ngày 21 tháng 04 năm 2021, nhằm ngày 10 tháng 03 năm Tân Sửu, chùa Bằng – Linh Tiên Tự (số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã trang nghiêm tổ chức lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và tổ chức ngày tu bát quan trai theo lịch tu học hàng tháng cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa.

Mở đầu là nghi thức tế Tổ, dâng lục cúng đầy trang nghiêm, thành kính do đội văn tế làng Bằng A thực hiện dưới sự chứng minh của Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư Tôn đức Tăng bản tự.

Sau nghi thức tế Tổ, ông Nguyễn Đình Tuất – Bí thư chi bộ khu dân cư Bằng A đã đọc văn tế Tổ trong sự thành kính nhất tâm hướng về Quốc Tổ Hùng Vương của toàn thể đại chúng.

Tiếp theo chương trình, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã làm lễ niêm hương bạch Phật và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan Trai giới trong ngày tu này. 

Sau khi lãnh thọ Bát quan trai giới, các Phật tử đã trang nghiêm lắng nghe thời pháp thoại do Đại đức Thích Thanh Tâm – Ủy viên Ban Hoằng Pháp TƯ, Giáo thọ sư chùa Bằng thuyết giảng với chủ đề “Giáo dục là sự thị hiện thần thông kỳ diệu nhất”.

Đại đức giảng sư dẫn giải, đây là nội dung bản kinh số 24, Kinh Kiên cố, thuộc Trường A Hàm, tương đương với kinh số D11, Kevaṭṭasutta thuộc tạng Pāli. Kinh này Phật nói rõ giá trị của thần thông. Vị Cư sỹ Kiên Cố trong Kinh này đã thỉnh cầu Phật thị hiện thần thông, làm phép lạ, để cho người đời dễ tin tưởng. Phật từ chối, và nêu lên ba loại thần thông, gọi là ba thị đạo, tức ba sự thị hiện lôi cuốn người khác, khiến người kinh ngạc, thán phục vì sự thần kỳ:  

  • Thần biến thị đạo, là hiện các phép thần thông biến hóa như một thân thành nhiều thân, đi trong hư không như chim, đi xuyên qua vách đá… 
  • Ký tâm thị đạo, đọc rõ tâm của người khác, biết rõ người đang nghĩ gì. 
  • Giáo giới thị đạo, giáo dục, dạy người xấu trở thành tốt, biến kẻ hung ác thành người thiện. 

Trong ba loại, Phật chỉ nhận giáo hóa thị đạo là sự thị hiện thần thông phép lạ kỳ diệu nhất.
Sau hơn một tiếng đồng hồ giảng giải, Đại đức giảng sư đã nêu rõ ý nghĩa của bản Kinh và vận dụng vào trong đời sống để các Phật tử tinh tấn trên con đường tu học, chuyển hóa nội tâm, mang lại sự thay đổi diệu kỳ, từ phàm phu lên địa vị của bậc Thánh, từ bến mê sang bờ giác ngộ an vui.

Sau thời pháp thoại ý nghĩa của Đại đức giảng sư, toàn thể Phật tử tiếp tục bước vào thời khóa trì tụng kinh Bổn môn Pháp Hoa và thọ thực.

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC