Chào mừng quý vị ghé thăm trang nhà Chùa Bằng - Kính chúc quý vị thân tâm thường lạc, vạn sự kiết tường như ý.
   
 
Hoạt động Phật sự › Tin tức
 
Chia sẻ trên Facebook   Twitter bài viết này   Chia sẻ trên Google

Ngày đăng: 30/07/2015 10:29 AM 
Hà Nội: Đại đức Thích Trí Như thuyết giảng tại khóa tập huấn Hoằng Pháp Viên
Chiều ngày 27/07/2015, tại Trụ sở BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội - chùa Bà Đá - số 3 phố Nhà Thờ - phường Hàng Trống - quận Hoàn Kiếm – HN. Nằm trong chương trình tập huấn Hoằng Pháp viên cho hơn 100 cư sĩ Phật tử do Ban Hoằng Pháp GHPGVN Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Ban hướng dẫn Phật tử GHPGVN Thành phố Hà Nội tổ chức, toàn thể đại chúng đã được nghe bài giảng thứ ba do Đại đức Thích Trí Như - Ủy viên BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, Hiệu phó trường Trung cấp Phật học Hà Nội thuyết giảng với chủ đề "Cương yếu Kinh Ưu Bà Tắc giới".

Bài giảng này sẽ được Đại đức giảng sư giảng trong hai ngày là ngày 27 và ngày 28/07/2015 cho hơn 100 cư sĩ Phật tử trong khóa học bồi dưỡng nam nữ cư sĩ Phật tử kinh nghiệm tu học Hoằng Pháp viên.

Giáo lý Đức Phật đều nhắm vào xây dựng con người chân thiện. Gia đình, xã hội cũng từ con người mà ra, có được những con người hiền thiện thì chắc chắn gia đình sẽ vui tươi hòa ái, xã hội sẽ an lạc hưng thịnh. Bộ "Kinh Ưu Bà Tắc Giới" này đặc biệt xây dựng cho hàng Phật tử tại gia. 

Đứng về phương diện cứu cánh giải thoát, Đức Phật muốn trình bày cho chúng ta rõ: Hàng cư sĩ tại gia mà phát nguyện tu hạnh lợi tha cứu độ cho chúng sinh, bố thí cho tất cả mà không thấy có tướng năng thí, tướng sở thí và vật thí là đã gây được nhân vô lậu giải thoát. 

Qua kinh Ưu Bà Tắc Giới, Đức Phật đã đề ra phương hướng tu tập cho hàng Phật tử tại gia, khích lệ Phật tử tại gia vượt qua những khó khăn ràng buộc của hoàn cảnh để nỗ lực tiến tu.

Trong bài giảng, Đại đức giảng sư đã giải thích cho đại chúng thấu hiểu rõ chủ đích của bộ Kinh Ưu Bà Tắc Giới. Nói đầy đủ là Kinh Ưu Bà Giới. Thông thường ba tạng kinh điển được minh định rõ ràng: Kinh, Luật, Luận. Theo đó, chúng ta cũng thấy được đặc biệt bộ Kinh này Đức Phật vừa đưa ra những lời giảng dạy vừa nêu ra những giới luật cho người Phật tử tại gia tu tập, Đức Phật hướng dẫn hàng Phật tử tại gia những đường hướng tu tập vững chắc, hiệu nghiệm để tiến bước trên đường giải thoát giác ngộ. Đồng thời, người Phật tử tại gia có thể trở thành một Bồ Tát tại thế để cùng nhau kiến tạo một cảnh giới an vui tịnh độ ngay trong thế giới Ta Bà này. Đường hướng tu tập suốt trong bộ kinh này đều xây dựng trên nền tảng Bi - Trí - Dũng.

Hơn nữa, Đại đức đã giới thiệu và giảng giải rõ về 28 phẩm của Bộ Kinh. Sau khi phân tích bố cục của bộ kinh và lược qua từng phẩm của bộ kinh, ta sẽ rút ra được 3 trọng tâm của bộ kinh:

- Giới của Ưu bà tắc là trọng tâm của kinh ,đây là giới của Bồ Tát tại gia ,tựa đề là KINH ƯU TẮC GIỚI đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chính đó là trọng tâm của kinh nên trong bộ kinh đã có nhiều phẩm nhắc nhở tầm quan trọng của giới ,phương pháp trì giới ,tịnh giới ( phẩm 14 ,15 ,23 )

- Trọng tâm thứ hai là xây dựng Bồ Tát Tại Gia.Trong Tất cả các phẩm phẩm nào đoạn kết cũng sách tấn người tại gia tu hạnh Bồ Tát .Người tại gia hoàn cảnh buộc ràng khó khăn không dễ gì như qúy vị xuất gia .Tuy xuất gia tu tập dễ dàng hơn nhưng đối với đông đảo quấn chúng Phật tử thì số lượng người xuất gia rất ít ỏi, nếu Phật không dùng phương tiện giảng dạy kinh này thì Phật pháp không được phổ cập .Lại nữa khi người tại gia đã có tâm cầu đạo vô thượng ,đã tu tập để trở thành Bồ Tát tại gia thì khi có thuận duyên xuất gia lại rất dễ dàng, từ một Bồ Tát tại gia đến một Tỳ kheo không có gì là ngăn cách .Trọng tâm của tại gia Bồ Tát chúng ta thấy rất rõ nét ,từ phẩm thứ nhất đến phẩm thứ 18 là dưỡng thành hạnh tại gia Bồ Tát ,từ phẩm 19 trở đi là thăng tiến tu tập của Bồ Tát tại gia: khuyến tu lục độ (sáu pháp Ba la mật)

- Kinh này cũng lấy phát Bồ đề tâm làm trọng tâm .Phẩm đầu đã đề cập: không cần biện có Bồ Tát tánh hay không đều có thể phát Bồ đề tâm, “ nếu sẳn có tánh Bồ Tát thì không có người mới phát tâm và kẻ thối tâm; do nhiều nhân duyên lành phát tâm Bồ đề mới gọi là Bồ Tát" . Kế đó Ngài nói về bi tâm và rốt lại ,dạy 1000 Ưu bà tắc phát Bồ đề tâm.

Qua bộ kinh này, Đức Phật đặc biệt nhắc nhở hàng Phật tử 3 điều, đó là: tu phúc bằng sự bố thí, hạnh không buông lung và chú trọng sự thành quả. 

Đây là một bộ kinh ,đặc biệt dành cho giới cư sĩ tại gia “Kinh Ưu bà tắc giới”, Đức Phật đã giảng dạy rất cụ thể, trình bày đường hướng tu tập rõ ràng. Ngài cũng đã dẫn dắt chúng ta từng bước, từ một Phật tử sơ cơ (Thiện Sinh) chưa hiểu gì giáo pháp (lễ lạy sáu phương cầu phước mà chỉ theo tập tục - nếu không nói là mê tín - không mang theo một nội dung nào ,không có một ý nghĩa gì) có thể trở thành một Bồ Tát tại gia ,vẫn hòa mình trong thế tục mà lại sống vì mọi người .cứu độ mọi người, đơm hương cho cuộc sống. Ngài hướng dẫn từ cái sơ đẳng đến tiến phát dần dần để thăng tiến tu tập: sáu pháp Ba la mật. Người Phật tử chúng ta học giáo lý không phải chỉ cốt để hiểu suông và cũng không phải để có vốn liếng mà tranh biện với người khác. Chúng ta học để mà tu. Sau khi học hiểu thấu đáo kinh này ,mỗi người trong chúng ta nắm lấy những đường hướng tu tập trong kinh rồi xây dựng phương án tu tập cho chính mình, được vậy sẽ lợi lạc cho cả bản thân mình và xã hội.

 


BBT website

Chia sẻ trên:   

Chia sẻ trên Facebook  Twitter bài viết này  Chia sẻ trên Google      
 
CÁC BÀI VIẾT KHÁC